Untitled Document
KINH NGHIỆM LÁI Ô TÔ GIÚP Ô TÔ BỀN BỈ Lê Thuyết

Để giữ cho xe ô tô của bạn bền bỉ tránh trường hợp mình là tác nhân trực tiếp gây hư hại cho chính chiếc xe của bạn. Có nhiều thói quen lái xe, sử dụng dụng xe góp phần khiến cho xế cưng của bạn nhanh tới gara để sửa chữa hơn. Thực tế người Việt chúng ta hay nói "Của bền tại người", sử dụng ô tô cũng vậy rất cần chủ nhân phải chăm sóc giữ gìn cẩn thận, sử dụng đúng cách. Dưới đây là các thói quen mà bạn cần tránh để giữ cho xe ô tô của bạn được bền bỉ hơn.

Nguồn hỉnh ảnh: anycar.vn

1. Làm nóng máy trước khi vào số và chạy. Không nên nổ máy và vào số chạy luôn vì có thể dẫn đến hao mòn do dầu nhớt động cơ chưa có đủ thời gian để bơm phun đều lên các chi tiết máy và chưa ở trạng thái bôi trơn tốt nhất. Nhưng cũng không cần thiết làm nóng máy quá lâu gây hao tổn nhiên liệu và tăng phát thải khí ô nhiễm. Chỉ cần làm nóng máy trong vòng 30 giây đến 1 phút là đủ.
2. Không nên đặt tay và giữ tay liên tục trên cần số, cả số tự động hay số sàn. Áp lực từ cánh tay lên cần số có thể gây hư hại các chi tiết bên trong hộp số, có thể làm giảm tuổi thọ hộp số. Nguy hiểm hơn trong khi xe chạy bạn có thể vô tình đổi số đột ngột có thể dẫn đến hư hỏng cho hợp số. Lời khuyên: nên để 2 tay trên vô lăng giúp bảo vệ hộp số và tăng khả năng xử lý tình huống trên đường.
3. Nước làm mát nên sử dụng đúng loại chuyên dụng không nên sử dụng các loại nước lọc, nước suối, nước tự nhiên vì có thể dẫn đến đóng cặn trong két nước và giảm khả năng giải nhiệt, làm quá nhiệt động cơ gây hư hỏng động cơ. Chỉ có thể bổ sung nước lọc, nước suối... trong các trường hợp khẩn cấp, tạm thời.
4. Giảm đánh lái chết (đánh lái khi xe dừng) đến mức tối đa. Giúp làm áp lực lên hệ thống trợ lực tay lái, tăng tuổi thọ của hệ thống đánh lái. Ngoài ra giảm mài mòn lốp (do ma sát trượt) và thủng lốp do đánh lái chế ở nơi có nhiều dị vật nhọn như đá sỏi.
5. Không nên để nhiên liệu trong bình quá cạn kiệt. Điều này giúp bảo vệ bơm nhiên liệu (bố trí trong bình nhiên liệu, nhiên liệu làm mát bơm nhiên liệu), hạn chế tình trạng bơm nhiên liệu hư hỏng đột ngột, xe nằm đường. Chỉ nên để nhiên liệu mức thấp nhất là 1/4 bình.
6. Không chuyển số từ tới sang lùi hoặc ngược lại khí xe vẫn chưa dừng lại (cả hộp số sàn và hộp số tự động) giúp bảo vệ hộp số, tránh hư hỏng hệ thống bánh răng trong hộp số.
7. Nên phun nước rửa kính trước bật cần gạt mưa (đặt biệt khi kính chắn gió có bụi hoặc mưa nhỏ). Điều này làm giảm ma sát, tăng tuổi thọ cần gạt và tránh các vết xước trên kính chắn gió. Nên thường kiểm tra và châm thêm nước rửa kính.
8. Nên dùng nước rửa kính chuyên dụng giúp làm sạch hơn, giữ mới kính chắn gió và tránh làm hỏng cao su của cần gạt. Đặc biệt không dùng các dung dịch tẩy rửa mạnh để làm nước rửa kính như bột giặt, xà phòng, nước rửa tay, nước rửa chén...
9. Dùng dầu nhớn động cơ có độ nhớt đúng chuẩn theo lời khuyên của nhà sản xuất. Cứ sau mỗi 7-10 (tùy mức độ sử dụng) năm bạn nên tăng độ nhớt lên 1 bậc (ví dụ xe mới dùng dầu xW-30, sau 7-10 năm sử dụng ta nên tăng độ nhớt lên xW-40). Dùng dầu động cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp sẽ tốt hơn dùng dầu khoáng vì có thể giúp chu kỳ thay dầu dài hơn và bảo vệ máy tốt hơn, tăng sự bền bỉ và thanh thoát cho máy. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia hay người có chuyên môn về dầu nhờn để sử dụng dầu nhờn động cơ phù hợp nhất.
10. Đối với xe số tự động, khi xe đổ, kể cả trên mặt rất phẳng và đang ở chế độ P thì lái xe cũng nên kéo thắng tay nhằm bảo vệ hộp số. Khi đổ xe chúng ta cần đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay, rồi chuyển sang số D, chuyển sang số P rồi mới tắt máy.
11. Không nên để xe bám nhiều bụi, bùn và để lâu ngày, làm cho lốp, sơn, gầm, phanh... nhanh bị lão hóa và hỏng và tránh việc xe của bạ là nơi cư ngụ của động vật, côn trùng như nhện, chuột, gián, sâu bọ.... Cần vệ sinh thường xuyên hơn, đặc biệt là sau một chuyến đi dài, xe dính nhiều bụi, bùn đất thì hãy rửa sạch ngay khi có thể.