Untitled Document
BỒ HÓNG - SOOT Lê Thuyết

Trong động cơ đốt trong, Bồ hóng (tiếng Anh: Soot) - thường xuất hiện chủ yếu ở động cơ diesel – là sản phẩm phụ của quá trình cháy không hoàn toàn của nhiên liệu và cả dầu động cơ. Bồ hóng có mặt trong dầu động cơ bởi khí cháy lọt xuống các-te và sự cuốn trôi bởi dầu động cơ.

Bồ hóng làm tăng độ nhớt dầu động cơ



Thành phần của bồ hóng

Trong bồ hóng, Carbon chiếm 98% theo trọng lượng, các hạt bồ hóng có hình dạng gần giống là hình cầu với kích thước ban đầu từ 0.01 – 0.05 µm nhưng có xu hướng kết tụ thành những hạt lớn hơn. Các nghiên cứu về bồ hóng cho thấy sự phân bố kích thước hạt bồ hóng thay đổi trong khoảng rộng nhưng kích thước trung bình là 0.078 µm, như hình bên dưới. Bồ hóng được tạo từ quá trình đốt cháy và thải ra ngoài qua hệ thống xả. 



Sự phân bố kích thước hạt bồ hóng

 
Tác hại của bồ hóng

Bồ hóng gây các vấn đề về đường hô hấp và được cho là tác nhân gây ra ung thư ở người. Trong động cơ hồ hóng là nguyên nhân gây nên cặn lắng, bùn đen… tăng độ nhớt dầu động cơ, làm giảm khả năng phân tán, tắt lọc, tăng mài mòn, phá hủy động cơ.

 

Cặn từ bồ hóng trong động cơ

 
Các yếu tố ảnh hưởng lượng bồ hóng tạo thành

Động cơ hiện đại có quá trình cháy tốt hơn giúp giảm lượng đáng kể bồ hóng. Ngược lại, các động cơ thế hệ cũ sinh ra nhiều bồ hóng hơn. Các động cơ lâu năm, quá trình cháy kém, dầu động cơ lọt vào buồng đốt nhiều sẽ sinh ra nhiều bồ hóng. Theo nghiên cứu, trung bình 40% bồ hóng trong dầu động cơ trên 10 năm tuổi có nguồn gốc từ dầu động cơ.

Loại dầu động cơ: dầu động cơ sản xuất từ dầu gốc nhóm I khi cháy sinh ra nhiều bồ hóng nhất. Thứ tự sắp xếp giảm dần sự hình thành bồ hóng do dầu bị đốt cháy: Dầu gốc nhóm I > nhóm II > nhóm III >  nhóm IV, V

Xử lý bồ hóng

Bồ hóng sinh ra được giữ lại ở các hệ thống lọc, trong dầu động cơ và phần còn lại đi vào khí quyển.

Các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hiện nay yêu cầu hàm lượng hạt rắn – chủ yếu là bồ hóng, tro sulfat xả ra rất thấp. Tiêu chuẩn EURO VI quy định nồng độ hạt rắn xả ra là 0.005g/km, còn 1/5 so với tiêu chuẩn EURO IV. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô phải áp dụng các công nghệ nhằm lọc triệt để hạt rắn này, phải kể đến là công nghệ PDF, SCR, DOC…

 

PDF

 
Dầu động cơ cũng chịu một áp lực lớn hơn từ bồ hóng đi vào trong dầu. Nhưng rất may, trong dầu động cơ có chức năng phân tán và được tăng cường phụ bằng cách thêm phụ gia phân tán. Thứ tự sắp xếp tăng dần khả năng phân tán bồ hóng của dầu gốc là: Dầu gốc nhóm IV, V > nhóm III > nhóm II >  nhóm I.

Dầu động cơ giúp giữ cho các hạt bồ hóng không tăng kích thước, giữ các hạt bồ hóng lơ lững trong lòng chất lỏng.

Nhưng các động cơ hiện đại hơn có công nghệ EGR (cho một phần khí thải hồi lưu về động cơ) giúp giảm NOx tạo thành nhưng lại đưa vào động cơ một lượng bồ hóng đáng kể, làm tăng lượng bồ hóng đi vào dầu động cơ. Điều này yêu cầu các nhà sản xuất dầu nhờn cho ra sản phẩm dầu động cơ chất lượng cao hơn đáp ứng tiêu chuẩn API CI-4, CJ-4, CK-4, FA-4 (dầu động cơ diesel) hay API SM, SN (dầu động cơ xăng). Các sản phẩm dầu động cơ này cần được sản xuất từ dầu gốc cao cấp và tăng cường hàm lượng cao phụ gia tẩy rửa – phân tán.

Sản phẩm ZENQ GX SN/CF GF-5 (***)

 
(***) - ZENQ GX sản xuất từ dầu gốc tổng hợp 100% với công nghệ TRI-SYN TECH (3 loại dầu gốc kết hợp: PAO, POE, AN) cùng với hệ phụ gia phối trộn độc quyền của SUNGBO, sản phẩm đạt tiêu chuẩn API SN/CF; ILSAC GF-5; đạt chứng nhận tiết kiệm nhiên liệu tại Hàn Quốc.


 
LeThuyet.03.11.2017
Sungbo Việt Nam