Untitled Document
XÁC ĐỊNH CHU KỲ THAY DẦU Lê Thuyết

Khi nào nên thay dầu nhờn cho động cơ của mình? Có thể kéo dài chu kỳ thay dầu động cơ hiện tại hay không? Đó là câu hỏi mà bất cứ người sử dụng nào cũng đã và đang đặt ra. Chúng ta hãy tìm hiểu câu trả lời dưới đây.



Các nhà sản xuất luôn đưa ra khuyến cáo chu kỳ thay dầu cho mỗi động cơ của mình và in trong “Sổ tay vận hành”. Các khuyến cáo này thường đưa ra thấp hơn khả năng nhiều so với khả năng đáp ứng của nhiều loại dầu nhờn hiện nay. Tại sao lại như vậy? Tất nhiên là các nhà sản xuất động cơ luôn muốn đảm bảo sự tin cậy, hiệu suất và tuổi thọ động cơ, thiết bị của mình. Người tiêu dùng hầu như là chọn phương pháp an toàn này và thậm chí là giảm đi đo lường đến các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ dầu như khí hậu, trình trạng xe. Hiện nay có xu hướng mở rộng chu kỳ thay dầu vượt quá khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuy nhiên việc tăng chu kỳ thay dầu không phải ai cũng có thể thực hiện được. Để tìm hiểu các rủi ro chúng ta phải xem xét đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến chu kỳ thay dầu.

Dầu nhờn nắm trong tay sức mạnh của động cơ. Sự ví von này không đơn giản là dầu nhờn như là dòng máu chảy tuần hoàn trong động cơ mà là vì những chức năng quan trọng, cần thiết để duy trì hiệu suất và tối đa tuổi thọ động cơ. Có 3 loại dầu nhờn cơ bản hiện nay: dầu khoáng, dầu bán tổng hợp và dầu tổng hợp. Mặc dù các loại dầu này khác xa nhau về thành phần nhưng chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) được đề nghị bởi các nhà sản xuất động cơ. Hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất, cung cấp dầu nhờn trên thị trường và không phải tất cả đều đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn API như công bố. Trước hết phải đảm bảo dầu nhờn chúng ta sử dụng đáp ứng yêu cầu này và hiểu được các yếu tố ảnh hưởng tới dầu nhờn trước nghỉ tới việc làm sao để kéo dài chu kỳ thay dầu.

Thiết bị hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt

Các điều kiện khắc nghiệt ở đây bao gồm: nhiệt độ làm việc quá cao, nhiệt độ môi trường quá lạnh, động cơ có nhiều thời gian nhàn rỗi, chất ô nhiễm từ không khí, tải trọng động cơ… Nhiệt độ làm việc tăng cao quá mức làm phá vỡ cấu trúc dầu, tăng tốc độ oxy hóa dầu hình thành nên cặn lắng đọng làm ảnh hưởng tới tuổi thọ dầu. Nhiệt độ quá lạnh làm mất khả năng bôi trơn khi khởi động và có thể ngưng đọng nước, nhiên liệu vào dầu. Thời gian nhàn rỗi quá nhiều làm tăng sự ngưng tụ nhiên liệu, hơi nước vào dầu, pha loãng dầu và biến đổi cấu trúc dầu. Không khí nhiều bụi, qua các bộ lọc khí làm tăng chất ô nhiễm vào dầu. Thiết bị làm việc quá tải tạo sức ép lên động cơ tạo ra nhiệt độ cao hơn. Các hoạt động trên công trường (off-road) có nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn so với hoạt động trên đường cao tôc (on-highway).

 


Hình 1. Thiết bị cơ giới hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt

Chất lượng động cơ

Những động cơ mới, hiện đại có khả năng đốt sạch hơn, giảm khí thải, làm mát tốt sẽ làm tăng chu kỳ thay dầu. Những động cơ cũ hơn có khả năng phun nhiên liệu kém tạo nhiều bồ hóng, bụi than, các séc-măng, xu-páp bị mài mòn làm lọt dầu nhờn vào buồng đốt, dầu bị cháy tạo cặn bám trên động cơ làm giảm tuổi thọ động cơ. Ngoài ra nhiên liệu, khí cháy còn lọt xuống các-te gây loãng dầu, ô nhiễm dầu làm xuống cấp dầu.

 
Lọc dầu

Lọc dầu loại bỏ chất ô nhiễm trước khí các chất bẩn có thể gây mài mòn trên bề mặt động cơ. Lọc dầu làm giảm sự ô nhiễm dầu, tăng tuổi thọ dầu. Lọc dầu tốt có thể giúp tăng tuôi thọ dầu lên gấp 2 lần so với lọc dầu thông thường. Như vậy, chúng ta cần đánh giá đúng vai trò của bộ lọc dầu và sử dụng lọc dầu chất lượng.




Hình 2: Dùng lọc dầu chất lượng cao là rất quan trọng

 
Nhiên liệu và các yếu tố khác

Nếu chúng ta sử dụng nhiên liệu sinh học (diesel sinh học, xăng sinh học) cần xem xét thay đổi dầu nhờn cho phù hợp. Hàm lượng lưu huỳnh cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chu kỳ thay dầu. Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm tới các yếu tố bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phanh, hệ thống làm mát…

Thử nghiệm dầu kéo dài chu kỳ thay dầu

Sau khi xem xét tất cả các yếu tố trên, bạn hãy cân nhắc xem thiết bị của mình đủ điều kiện tham gia chương trình thử nghiệm dầu hay không? Khi tham gia, bạn cần lên chương trình phân tích dầu cụ thể tùy vào mỗi loại động cơ và theo dõi các chỉ tiêu chất lượng của dầu như: độ nhớt, TBN (độ kiềm tổng), cặn, hàm lượng kim loại…




Hình 3: Phân tích dầu nhờn trong phòng thí nghiệm

Các bước tiến hành thực hiện như sau:
- Phân tích mẫu dầu với chu kỳ bình thường
- Phân tích mẫu dầu với chu kỳ tăng 20%, nếu chất lượng vẫn trong ngưỡng cho phép
- Tiếp tục tăng thêm 20% cho tới khi vượt ngưỡng, ta sẽ chọn chu kỳ ở mức trước đó.
Ví dụ: chu kỳ thay dầu bình thường là 15.000km, phân tích dầu ở 18.000km, 21.000km, 24.000km, 27.000km. Nếu tới ở 27.000km, mẫu dầu này cho thấy gặp vấn đề ta sẽ chọn chu kỳ lùi lại là 24.000km. Điều này cho phép sự thay đổi các yếu tố vận hành và môi trường.

Lợi ích của việc dùng các phép phân tích giúp kéo dài chu kỳ thay dầu là đảm bảo hiệu suất làm việc, độ tin cậy của thiết bị, giảm chi phí dầu nhờn, chi phí bảo dưỡng. Kéo dài khoảng cách thay dầu không phải là không có rủi ro và lợi ích chi phí ngắn hạn cần cân bằng với hiệu suất và độ tin cậy của động cơ. Vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như vậy, chúng ta đã có thể hiểu được tại sao các nhà sản xuất phải thiết lập chu kỳ thay dầu nghiêm ngặt cho động cơ của mình.

Nếu bạn nghĩ rằng thiết bị của mình là ứng cử viên cho chương trình này thì hãy liên hệ với Chúng tôi. Sungbo Việt Nam có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn chuyên nghiệp và kinh nghiệm cùng với chuyên gia hàng đầu đến từ Sungbo Hàn Quốc sẽ giúp bạn thực hiện công việc đúng cách.

Vui lòng thao khảo: DỊCH VỤ PHÂN TÍCH DẦU SUNGBO tại đây

Le Thuyet.14.08.2017
Hình ảnh: sưu tầm internet